Tìm hiểu ngày lễ Phật Đản có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Thứ 2, 12/2/2024 - 12:29

 Nhắc đến ngày lễ Phật Đản có lẽ bất kỳ ai cũng biết. Tuy nhiên khi được hỏi ý nghĩa ngày phật đản thì không phải ai cũng có thể nói ra được. Để tìm hiểu rõ hơn về ngày quan trọng tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam này, dưới đây là một vài chia sẻ của Phong thủy số, hãy cùng tham khảo.
 

1. Ngày lễ Phật Đản là ngày gì?


Ngày phật đản hay còn được hiểu là ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha vào ngày 15 tháng tư âm lịch, vào năm 624 Trước Công Nguyên. 

 

Xem thêm: Ý nghĩa của ngày lễ vãng vong

 

2. Ngày lễ Phật Đản 2024 được tổ chức vào ngày nào?


Hằng năm, vào ngày rằm tháng tư (15/04) âm lịch ngày phật đản lại được tổ chức trên nhiều nước trên thế giới. Người dân ra đường đi lễ chùa, làm từ thiện và phóng sinh, ăn chay, làm việc phước lành.... Đây là một ngày rất quan trọng trong truyền thống Phật giáo và là 1 trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật. 
 

 

3. Nguồn gốc của cúng ngày lễ Phật Đản 


Phật đản có nghĩa là ngày Đức Phật được sinh ra trong cõi đời. Theo từ điển Hán văn thì từ “đản” là động từ nghĩa là sinh ra đời. Ngày sinh nhật của đức Phật Thích Ca là ngày 08. 04 âm lịch. Theo nhiều tài liệu ghi chép về đức Phật thì đây là ngày sinh nhật của ngài. Đặc biệt đáng tin cậy hơn nữa, theo cuốn Tử Vi Nghiệm Lý của cụ Thiên Lương thì đức Phật Thích Ca sinh giờ Ngọ ngày 08. 04. Năm Mậu Tuất âm lịch mệnh lập tại Hợi có Thiên Phủ, Thiên Không, Thiên Quan, Thiên Phúc, Tả Phù, Hữu Bật, Hóa Khoa... Đây là những ghi chép rất đáng tin cậy về người sáng lập ra một trong ba đại tôn giáo trên thế giới này.This article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Lễ Phật Đản là gì? Nguồn gốc? Ý nghĩa? Diễn ra vào ngày mấy năm 2022?

 

Xem thêm: Ý nghĩa Ngày Tam Nương năm 2024 là tốt hay xấu?

 

4. Luận giải ý nghĩa ngày Phật Đản 


Ngày lễ Phật Đản là ngày lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Miến điện, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia, Srilanka... Với những người con Phật đây là một ngày cực kỳ quan trọng.


Theo thông lệ, hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 4, hầu hết các nước có phát triển đạo phật đều tổ chức ngày này một cách long trọng. Kể từ năm 1999, lễ phật đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.


Vào hồi năm 2008, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc đã được tổ chức tại nước ta, ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch.


Ý nghĩa ngày Phật Đản chính là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật thích ca. Khi xuất thân ngài là một vị thái tư có tên Tất Đạt Đa. Ngài được sinh vào ngày 15 tháng 4 năm 624 trước tây lịch (theo nam tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni.


Trong ngày phật đản, để chào mừng kỷ niệm ngày đức phật thích ca chào đời, phật tử thường vinh danh tam bảo là Phật, Pháp, Tăng qua các hình thức như tặng hoa, đến chùa nghe giảng pháp, dâng cúng lễ vật...Bên cạnh đó là thực hành việc ăn chay, làm việc thiện, giữ ngũ giới, làm lễ phóng sinh.  Giáo hội phật giáo Việt nam còn tổ chức đoàn xe hoa diễu hành trên các đường phố, làm lễ thả hoa đăng, làm lễ phóng sinh, văn nghệ chào mừng phật đản để tăng ni phật tử tham gia.


Chia sẻ về ý nghĩa ngày Phật Đản sinh, thượng tọa Thích Tâm Thuần cho biết, bên cạnh việc hộ trì cúng dường Tam Bảo, phật tử cần ứng dụng phật pháp trong đời sống hàng ngày, cùng gia đình, cha mẹ, người thân tu tập để cùng nhau giải thoát khỏi kiếp ta bà đau khổ. Mỗi người khi đi chùa về cần bỏ bớt cái tâm tham sân si, đố kỵ, ích kỷ, nhỏ nhen..học cách tha thứ, sống hiền lành, làm việc thiện…

 

Xem thêm: Ngày cắt tóc tốt năm 2024 là gì? 

 

5. Nghi thức tiến hành trong ngày lễ Phật Đản 


Ở Việt Nam, lễ Phật Đản được tổ chức một cách trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào đúng ngày rằm tháng 4 thì Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ và thả hoa đăng trên sông đồng thời tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, treo đèn lồng,...


Vào ngày lễ Phật Đản ở việt nam, các Phật tử được dạy rằng không được sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn nhà cửa sạch sẽ và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để làm công quả, nghe thuyết giảng về cuộc sống sau đó tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để tâm hồn thêm phần thanh tịnh.


Tại các chùa, Phật tử dựng lên lễ đài lớn và trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những nghi lễ của ngày lễ Phật Đản ở việt nam đều được thực hiện đảm bảo không gây tốn kém nhiều và tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành kính vốn là đạo lý nhà Phật.


Một nghi thức quan trọng nhất không thể thiếu chính trong ngày Phật Đản đó là: Tắm Phật. Khi làm lễ Tắm Phật thì các tăng ni, Phật tử nên đọc bài chú Tắm Phật sau:

 

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh

Sa La thọ gian vị tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết

Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát

Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt

Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát

Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.
 

6. Ngày lễ Phật Đản tụng kinh gì?


Trong lễ Phật đản người ta thường tụng những bài kinh ca ngợi công đức của Đức Phật, kể những câu chuyện về đức Phật và niềm tin đối với những giáo lý của nhà Phật. Dưới đây tôi xin chia sẻ một bài kinh sưu tầm được từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
 

-  CÚNG HƯƠNG (chủ lễ xướng):
 

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ:

Tâm Bồ đề kiên cố,

Chí tu học vững bền,

Xa biển khổ mông mênh,

Chóng quay về bờ giác.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần)
 

- TÁN PHẬT  (Tán dương công đức Phật):

Đấng Pháp vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại.

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận!
 

-  LỄ PHẬT:

Thân Phật thanh tịnh tợ lưu ly,

Trí Phật như trăng rằm ngời sáng,

Phật ở thế gian thường cứu khổ;

Tâm Phật không đâu không Từ bi.

Phật chúng sinh thể tính đồng,

Đạo cảm thông không nghĩ bàn,

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời,

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện;

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Đương Lai Hạ Sanh Di lặc Tôn Phật; Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát; Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát; Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát; Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật; Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát; Đại Thế Chí Bồ Tát; Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát; Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lễ)
 

- TÁN HƯƠNG (nhạc cúng hương):
 

Lư vàng vừa bén,

Pháp giới hương bay,

Mười phương chư Phật thảy đều hay,

Theo gió cuốn mây bay,

Xin gởi lòng này,

Chư Phật nguyện về đây.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát. (3 lần)

(Tụng chú Đại Bi, nếu có thời gian) 
 

- TÁN PHẬT:

Trên trời dưới đất không bằng Phật,

Thế giới mười phương cũng khó bằng,

Thế gian có gì con đã thấy,

Tất cả không ai bằng Phật vậy!

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. (3 lần)
 

- CHỦ LỄ VÀ TẤT CẢ ĐỒNG NGỒI XUỐNG TỤNG BÀI Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN.


(Tụng đậu câu, tụng chậm thay vì bạch và sớ).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

Chúng con cung kính nghe rằng:

Nhớ lại thuở xa xưa,

Đấng đại bi cứu thế,

Đức Bồ Tát Thiện Huệ,

Bổ xứ tại Ta Bà.

Từ cõi trời Suất Đà,

Quán nhơn duyên thời tiết,

Tịnh Phạn Vương cung khuyết,

Ứng mộng bà Ma Gia.

Cõi voi trắng sáu ngà,

Mang Thánh thai Bồ Tát,

Trong vườn hoa thơm ngát,

Một buổi sáng tinh sương.

Hoàng hậu đi dạo vườn,

Bỗng hạ sanh Thái tử,

Tin vui truyền khắp xứ,

Rằng Hoàng hậu sanh con.

Mừng vui cả nước non.

Hân hoan cùng vũ trụ,

Hàng chư thiên ca vũ,

Các tầng trời rải bông.

Tắm thân có nước chín rồng,

Đỡ gót có sen bảy đóa,

Ứng thân mở đường giáo hóa,

Linh tích báo việc độ sanh.

Ít có mộng đẹp điềm lành,

Chẳng không tình thương đạo đức,

"Trong ngoài thế gian đệ nhất,

Trên dưới trời đất độc tôn!"

Từ đó ...

Cỏ cây chờ Thánh gọi hồn,

Người vật đợi Thầy truyền đạo,

Nhơn gian có thêm tôn giáo

Thiên hạ không thiếu Thánh Hiền.

Kiếp sống giảm bớt não phiền,

Cuộc đời tăng thêm lợi lạc,

Phật Đản hôm nay khai mạc,

Trăng tròn mùa hạ tháng Tư. (15-4)

Hương thơm phụng hiến một lư,

Hoa quí cúng dường mấy phẩm,

Trước điện cúi đầu suy gẫm,

Công ơn giáo hóa cao dày.

Dưới tọa ngửa mặt tỏ bày,

Hạnh nguyện tín tâm kiên cố,

Chớ tạo ác duyên đau khổ,

Nên xây thiện nghiệp an vui.

Gập ghềnh đường Thánh không lui,

Tăm tối ngõ phàm chớ tới.

Việc làm: tự, tha lưỡng lợi,

Ý nghĩ: mê, ngộ phân minh.

Thương người giúp vật như mình,

Trọng mạng quí thân của chúng,

Thực hiện từ bi diệu dụng,

Trau dồi trí tuệ thần thông.

Đạo nghiệp mong thuở thành công,

Phước duyên đợi ngày mỹ mãn.

Hôm nay đón mừng Phật Đản,

Thành tâm tán tụng hồng danh,

Giờ này rước lễ giáng sanh,

Cung kính quan chiêm bảo tượng.

Vị thánh muôn đời vô thượng,

Bậc thầy ba cõi tối cao,

Giáng thần vằng vặc trăng sao, (1)

Hạ sanh huy hoàng mặt nhật. (2)

Chúng con cùng tất cả chúng sanh,

Sống kiếp hậu sanh thiếu đức,

Sanh đời mạt pháp ít duyên,

Rất may gặp được Từ thuyền.

Tốt phước đón nhằm Pháp giá, (3)

Mong ơn đạo sư giáo hóa,

Thấm nhuần lẽ đạo nhiệm mầu,

Thỏa lòng bao thuở nguyện cầu.

Vui sống một đời giải thoát,

Cúi mong Thế Tôn Đại giác,

Từ bi tác đại chứng minh!

Phục nguyện:

Từ thệ không dời,

Pháp luân không chuyển,

Truyền cho chúng con,

Lời vàng Lộc Uyển.

Ban cho Phật tử,

Xe báu ngưu xa,

Nhà lửa mau ra,

Đường mê sớm thoát.

Pháp hội Linh Sơn man mác,

Đạo tràng Xá Vệ nghiễm nhiên.

Rạng rỡ nhà thiền,

Vẻ vang họ Thích,

Nhơn thiên lợi ích,

Thế giới an vui.

(Tất cả đứng dậy).
 

- TÁN (hoặc tụng):

Tán lễ Thích Tôn,

Giáo chủ Ta Bà,

Tu nhơn nhiều kiếp lâu xa,

Thần giáng Hoàng gia,

Giã từ ngôi báu mẹ cha.

Dưới cây an tọa,

Hàng phục quân ma,

Thấy ánh sao Mai đạo thành,

Chuyển pháp luân,

Ba thừa Thánh chúng tu hành,

Vô sanh đã chứng,

Hiện tiền chứng đẳng tu hành,

Vô sanh sẽ chứng.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lễ)

 

7. Những việc nên làm vào ngày lễ Phật Đản 


Chính vì đây là một trong 3 lễ lớn của đạo Phật nên các phật tử nên thực hiện một số việc sau để tâm thanh tịnh hơn:This article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Lễ Phật Đản là gì? Nguồn gốc? Ý nghĩa? Diễn ra vào ngày mấy năm 2022?

 

7.1 Ăn chay niệm Phật


Vào ngày lễ Phật Đản ở việt nam, các phật tử phải ăn chay không được sát sinh để tích tức cho cháu sau này. Nếu sát sinh nhiều về sau sẽ gặp quả báo, gặp nhiều điều không may mắn. Lễ Phật Đản là gì? Nguồn gốc? Ý nghĩa? Diễn ra vào ngày mấy năm 2022?


7.2 Lau dọn nhà cửa và vị trí ban thờ


Hành động này tuy đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa cao đẹp trong ngày lễ Phật Đản 2024. Đây cũng là hành động thể hiện lòng tôn kính, biết ơn, tưởng nhớ đến sự ra đi của Đức Phật. Sau khi lau dọn xong, bạn nên trang trí thêm để thể hiện sự thành tâm của mình.

 

Xem thêm: Ngày tốt chuyển bàn thờ năm 2024 giúp gia chủ gặp may mắn, cát lợi!

 

7.3 Nghe giảng đạo


Vào ngày lễ Phật Đản việt nam, các Phật tử có thể đến chùa làm công quả và nghe những bài giảng về triết lý, đạo đức sống. Nhờ đó giúp cho tâm của chúng ta được thanh thản hơn, và đây cũng là cách giúp con người ta tự chiêm nghiệm về những hành động đúng sai của bản thân, khiến tâm hồn được nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn.

 

7.4 Vệ sinh làng xóm


Để chúc mừng ngày lễ Phật Đản, hằng năm vào ngày 8/4 âm lịch ngoài việc vệ sinh nhà cửa của mình các Phật tử nên làm các hoạt động công tác xã hội như: bảo vệ môi trường, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm hay khu phố nơi mình sinh sống. Đây là việc làm ý nghĩa giúp môi trường sống thêm phần sạch sẽ, tươi đẹp hơn.
 

7.5 Làm nhiều việc thiện


Trong những ngày lễ Phật Đản 2024 các Phật tử thường dành thời gian để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là việc làm thể hiện sự từ bi, cũng như sự tương thân tương ái của con người với những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn. Những hành động này tuy đơn giản nhưng chính là thể hiện tình yêu thương, nhân hậu mà Đức Phật vẫn luôn muốn lan tỏa rộng rãi đến mọi người. Chính vì thế, không chỉ vào ngày Phật đản mà trong cuộc sống hàng ngày bạn cũng nên duy trì đức tính tốt đẹp này để bản thân mình trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày. 


Ngày lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn và vô cùng quan trọng đối với Phật Giáo. Đây không chỉ là ngày lễ để thể hiện sự thành kính của các phật tử với sự ra đi của Đức Phật mà còn là cơ hội để cho chúng ta nhìn nhận lại bản thân và sử đổi những đức tính xấu theo những lời răn dạy của Đức Phật. This article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Lễ Phật Đản là gì? Nguồn gốc? Ý nghĩa? Diễn ra vào ngày mấy năm 2022?

Chuyên gia phong thủy Duy Linh cùng các công sự của mình vẫn luôn không ngừng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và chính xác những thông tin mà khách hàng vẫn đang tìm kiếm về lĩnh vực phong thủy, tử vi, xem ngày. Nếu muốn tư vấn trực tiếp và nhanh nhất, quý bạn hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0705 806 666.

Tra cứu lá số tử vi

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Họ và tên:
Giới tính:

BẢNG TRA TỬ VI 2024

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Năm sinh:

Xem bói