Truyện Kiều Nguyễn Du và việc vận dụng để dự đoán

Thứ 4, 30/12/2020 - 9:32

TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU VÀ VIỆC VẬN DỤNG ĐỂ DỰ ĐOÁN

      Truyện Kiều là một tập đại thành của nền văn học nước nhà, được sáng tác bởi nhà thơ Nguyễn Du. Một tác phẩm nổi tiếng, mà tất cả mọi tầng lớp đều yêu thích, và tốn không ít giấy mực của các nhà phê bình nghiên cứu văn học lịch sử, từ khi nó ra đời đến nay. Học giả Phạm Quỳnh khi bình về tác phẩm đã nói : “Là quốc hoa, quốc hồn, quốc túy của dân tộc”. Nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “ Mỗi một câu trong Truyện Kiều là một viên ngọc quý, cả tập Truyện Kiều là một chuỗi ngọc sáng long lanh”.
 


     Đứng ở phương diện học thuật, tôi đánh giá, tác phẩm này có giá trị trong lĩnh vực dự đoán, ở hai phương diện. Một dự đoán tướng mạo nhân dạng. Hai là dùng Truyện Kiều để xem bói và dự đoán. Trong phạm vi một bài viết, tôi cũng không có tham vọng phân tích một cách chi li, tỷ mỷ về giá trị này, chỉ nêu một số điểm cơ bản mà thôi.

     Trước tiên, phải khẳng định Nguyễn Du là một bậc túc nho. Đối với một nhà nho thời kỳ trước không đơn thuần là việc học hành đọc sách để thi cử, lấy công danh, mà cửu lưu tam giáo, cầm kỳ thi họa, nho y lý số, lĩnh vực nào cũng tinh thông, hoặc chí ít phải nắm cơ bản. Chẳng những thế, trong quãng thời gian lịch sử xã hội đầy biến động, sóng gió (khởi nghĩa Tây Sơn), bản thân ông lưu lạc trong nhân gian, thì chuyện hiểu mình, hiểu người là quá rõ. Khi viết Truyện Kiều, ông cũng ở cái tuổi tri thiên mệnh rồi. Đặc điểm nổi bật khi xây dựng nhân vật chính là khoa học nhân tướng, và dưới ngòi bút vàng ngọc của mình, nhân vật của ông hiện lên như đứng trước mắt độc giả, có thể sờ thấy được, cầm nắm được. Thậm chí ăn sâu vào tiềm thức và mỗi giấc mơ.

    Nhân vật đầu tiên phải kể tới đó là Thúy Vân, nàng đẹp, dưới ngòi bút ước lệ của mình Thúy Vân xuất hiện:

     "Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

      Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

      Sách tướng có ghi, vẻ đẹp về tướng mạo đôi khi nó khác với quan điểm thẩm mỹ thông thường. Nhưng ở đây, nàng đắc cách cả hai điểm : Khuôn mặt đầy đặn phúc hậu, sáng láng tươi đẹp như trăng đêm thượng huyền, lông mày mọc đẹp và đầy đặn, thuộc cách mắt phượng, mày tằm, mái tóc đẹp, suôn mượt óng ả như mây, da trắng như tuyết, cười nói đoan trang, đúng mực, không vô duyên, lố bịch, vẻ đẹp này thuộc cách mệnh phụ phu nhân, vượng phu ích tử.

      Nghệ thuật đòn bẩy, tả Thúy Vân làm nền tảng để nói về Thúy Kiều:

       "Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

        Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

         Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai."

       Nếu vẻ đẹp của Vân là sự đầy đặn, phúc hậu, trang trọng, thì Kiều lại mang một vẻ sắc sảo mặn mà, gợi nên cá tính, mà sau đó nàng dám tự ý hẹn hò đính ước cùng Kim Trọng “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Mắt nàng trong như làn nước mùa thu, gợi nên sự thông minh, sáng suốt, lông mày xanh như rặng núi mùa xuân, đẹp tới mức nghiêng nước, nghiêng thành, đẹp tới hoa ghen, liễu hờn. Nhưng than ôi ! Kinh dịch từng nói vật không nên đi đến chỗ cực thịnh, ta hãy nhìn lại tứ đại mỹ nhân Trung Hoa (Tây Thi – cá lặn, Vương Chiêu Quân – chim sa, Điêu Thuyền – nguyệt thẹn, Dương Quý Phi – hoa nhường), thế rồi cũng đâu có nàng nào trọn vẹn được. Há chẳng phải, dụng ý của tác giả? Nguyễn Gia Thiều viết về người cung nữ từng được sủng ái, sau bị bỏ rơi trong sự cô đơn:

"Áng đào kiểm đâm bông não chúng

Khéo thu ba rợn sóng khuynh thành

     Bóng gương lấp ló trong mành

Cỏ cây cung muốn nổi tình mây mưa

Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn

Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa

       Hương trời đắm nguyệt say hoa

Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình."

    Phải chăng Nguyễn Du và Nguyễn Gia Thiều là hai tư tưởng lớn gặp nhau.

       Sau khi phân tích kỹ đoạn thơ viết về chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, ta nhân thấy rõ ràng là Thúy Kiều đẹp và thông minh có tài hơn, nhưng vẻ đẹp của Thúy Vân tiềm tàng một cái gốc của phúc đức quá lớn lao. Bởi vậy, tuy không nhan sắc mặn mà kiêu sa, tài hoa như chị mình nhưng Thúy Vân là người được hưởng phúc, sau có cuộc sống yên ấm, có danh phận mệnh phụ phu nhân, vượng phu ích tử, con cháu đuề huề. Còn Kiều, thuộc vể đẹp khuynh nước, khuynh thành, nhưng thuộc cách anh hoa phát tiết, nội liễm, hết ra ngoài, bảo hiệu một cuộc đời phong trần lưu lạc, sóng gió, trầm luần…

      Trong chuyện Kiều, chúng ta không thể không nhắc tới một nhân vật anh hùng lừng lẫy, đến khi thất trận, chàng vẫn sững sững như núi, giữa cái xã hội mà bức tranh khung nền thật ảm đạm, nhau nhĩ, tối tăm…Từ Hải.

    “ Lần thâu gió mát trăng thanh

 Bỗng đâu có khách biên đình qua chơi

      Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao

      Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

     Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông”

 Truyện Kiều Nguyễn Du và việc vận dụng để dự đoán

                                                                        Hình ảnh Từ Hải

        Bằng mấy câu lục bát ngắn gọn, súc tích, mà Từ Hải hiện ra trước mắt độc giả, đó là một người cao lớn, tầm thước, dung nghi lộ vẻ phong trần từng trải, và lộ rõ uy nghiêm, đảm lược bởi dung mạo, râu tóc… Từ dung mạo toát lên một dáng vẻ của một đấng trượng phu, hào hiệp trượng nghĩa, chọc trời khuấy nước, ra tay hành hiệp trượng nghĩa, chính bởi chàng là một anh hùng, nên mới cảm thông với thân phận một cô kỹ nữ như Kiều mà quyết định, chuộc nàng ra khỏi kỹ viện phong trần và sánh duyên chồng vợ. Cũng chính bởi chàng là anh hùng sau đó chàng đã đứng lên hưởng ứng sự bất bình, phẫn nộ trong thiên hạ mà gây dựng một sơn hà riêng, công khai chống lại cả một hệ thống chính quyền phong kiến trung ương độc quyền, để rồi đến phút cuối cùng vẫn đứng hiên ngang chẳng chịu khuất phục với xã hội đương đại.

      Khác với vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, đội trời đạp đất của Từ Hải, chàng Kim Trọng với diện mạo tuấn tú, đại diện cho thế hệ văn nhân, nho sỹ, trí thức đương thời xuất hiện. Bằng những câu thơ có nhịp điệu khoan thai, con người và cảnh vật trong tiết Thanh minh hiện ra thật trong trẻo, tươi sáng, thanh khiết:

      "Trông chừng thấy một văn nhân

Lỏng buông tay khấu, bước lần dặm băng

      Đuề huề lưng túi gió trăng

Sau lưng theo một vài thằng con con

     Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Cỏ pha màu áo, nhuộm non da trời."

      Tác phong của một văn nhân là cử chỉ dáng điệu khoan thai nhẹ nhàng và nho nhã, chàng là người “văn chương nết đất thông minh tính trời”, “vào trong nho nhã, ra ngoài hào hoa”. Lúc gặp gỡ giữa họ, chàng xuống ngựa chào hỏi, theo sau là mấy chú tiểu đồng, dáng đi của chàng lướt tới nhẹ nhàng, bên cạnh là con ngựa sắc trắng như tuyết, và màu áo xanh rất đẹp. Trai tài gái sắc, đã cảm mến nhau ngay từ khi gặp gỡ đầu tiên. Và cuộc hội ngộ này khiến cho không gian xung quanh trở nên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ hơn:

“Một vùng như thế cây quỳnh, cây dao”

      Bên cạnh những nhân vật chính diện, hệ thống nhân vật phản diện hiện lên, và có sức sống không hề kém

Nói về Mã Giám Sinh :

    "Hỏi họ: rằng Mã Giám Sinh

Hỏi quê: rằng huyện Lâm Thanh cũng gần

    Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao"

      Trước tiên là cái lối xưng hô cộc lộc, nhát gừng trống trơn đã hiện nên bộ mặt tu dưỡng và học thức kém, hành tung mờ ám, dối trá quanh co, ở Lâm Tri mà nói ở Lâm Thanh, xa xôi, cách trở đi xa hàng tháng trời mà bảo là cũng gần. Luận về tướng mạo, người này trọng hình thức một cách thái quá, ăn vận rất là diện, thế nhưng “bộ lông làm đẹp con công, còn học vấn mới làm đẹp con người”, bên trong cái bộ đồ sang trọng, bảnh bao cao cấp ấy là một kẻ trong bụng không có một chút hiểu biết, chữ nghĩa giấy mực nào hết. Nhìn vào khuôn mặt của y thì đoán tuổi đã ngoài bốn mươi, nhưng mà râu ria không có, mà sách tướng có ghi rõ “nam vô tu bất nghì” (đàn ông không có râu là hạng bất nghĩa), Ca dao thì nói : Đàn ông không râu bất nghì/ Bàn bà không vú lấy gì nuôi con…

      Đưa một vài nét bút chấm phá, phác họa, hình ảnh của Mã là một kẻ chuộng hình thức một cách thái quá, thành ra lố bịch, ít học, và khuôn mặt hiện rõ cái bản chất đê tiện, bất nghĩa, hèn đớn, và cái hành tung thủ đoạn mờ ám xấu xa của y.

      Cho tới Sở Khanh, Sở cũng có sự trau chuốt về hình thức một cách thái quá “hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng”. Nói chuyện thì một tấc đến trời, thổi phồng, điêu ngoa có tầm cỡ :

    “ Tức gan riêng, giận trời già

Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng

       Thuyền quyên vì biết anh hùng

Ra tay tháo gỡ cũi lồng như chơi”

      Đọc những câu thơ như thế này, đôi khi ta cảm thấy vừa giận, vừa buồn cười, bởi cái lớp vỏ bên ngoài, tác phong cung cách không đàng hoàng “lẻn vào”, chém gió, bốc phét, khoác lác, đại ngôn, hư trương quá mức độ. Để rồi :

    "Nàng còn thổn thức gan vàng

Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào."

     Tựu chúng lại hình ảnh của Sở và Mã, là dáng dấp của bọn ngụy quân tử, nham hiểm, tiểu nhân. “Xanh vỏ đỏ lòng”. “Dẻ cùi tốt mã” bề ngoài trông có vẻ đẹp đẽ, nhưng loài chim dẻ cùi, vốn không có tiếng hót riêng, thường bắt chiếc giọng hót của những loài chim khác, thậm tệ hơn, cách kiếm ăn của loài chim này chỉ có bới rác, ăn bẩn, thậm chí đến cả phân chó, phân lợn cũng chẳng từ. Sở và Mã cũng chẳng khác gì vậy!

      Ngày nay, cuộc sống phát triển, người khôn của khó, nhưng nấp ló, thập thò đâu đó cũng không ít những tên Mã Giám Sinh, hay Sở Khanh đểu giả, chuyên dùng vẻ bề ngoài bóng mượt, lịch lãm, đại gia, học thức để lừa gạt tình cảm, của cải vật chất. Và không ít những chị em nhẹ dạ cả tin sa vào bẫy tình, lưới nhện mà chúng giăng sẵn. Công an, báo chị đăng tải không ít những vụ việc thì thông thường tới mức độ nghiêm trọng. Tiện đây cũng xin nhắn gửi các chị em nên có sự tỉnh táo và cảnh giác, đừng để bộ lông vẻ đẹp của loài chim dẻ cùi làm cho hoa mắt mà lầm tưởng, lạc bước sa chân, khi ấy thì hối hận cũng chỉ là nỗi đau quan thắt, nước mắt muộn màng, hay tiếng thở dài ngao ngán mà thôi.

     Điểm qua dung mạo của hai điểm hình nam giới trong tuyến phản diện, đối mặt với Tú Bà, khi xem về dung mạo của Tú Bà, chắc trẻ con không dám khóc đêm, người thần kinh yếu ắt rùng mình kinh sợ như gặp ác mộng: 

     "Nhác trông nhờn nhợt màu da

Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao?"

     Bà chủ chứa, hay thời @ thường gọi là Má Mỳ có nước da không được tươi nhuận, hồng hào như những người phụ nữ trung niên phúc hậu khác, mà là một nước da tái, y như một thây ma chết trôi sắp phân hủy. Nguyên nhân do đâu, một là bộ mặt này có được là do đặc thù công việc, chuyên phải thức đêm ngủ ngày, thiếu ánh sáng mắt trời, nên dù có không bệnh tật gì, da mặt của mụ ta vẫn tạo nên sự kinh dị, gớm giếc như vậy, thứ hai, mụ là chủ chứa, mụ làm giàu từ thân xác của biết bao cô gái, cái khí âm u, lạnh lẽo, ám muội, và căm hờn phẫn uất của biết bao nhiêu người nó cứ quẩn quanh, không tài nào dứt bỏ được, vậy thì làm gì có cái dung mạo phúc hậu, hiền lương hả bà Tú ơi?

      Chỉ bằng hai câu thơ lục bát hình ảnh của mụ Tú bà hiện ra với vẻ phốp pháp, to béo, nhưng nước da bị biến dạng trở thành kỳ dị, cao lớn đẫy đà nhưng không có vẻ phúc hậu, mà là hạng mắt trắng môi thâm, khiến cho những đứa trẻ con nhìn vào còn phải khóc thét lên, đến hàng tuần lễ sau, cũng giật mình thon thót trong từng giấc ngủ, mỗi khi khuôn mặt đó, dáng người đó được tái hiện trong vỏ não.

      Điểm mặt giai cấp tầng lớp thống trị đương thời ta thấy thêm vẻ mặt lạnh lùng và điệu bộ cử chỉ hống hách, nạt nộ, tượng trưng cho thói, quan liêu, hách dịch cửa quyền của cả một tầng lớp thống trị. Đây nhé ! Hình ảnh của viên quan xét xử vụ Thúc Ông đưa Thúy Kiều lên công đường vì tội dám quyến rũ con trai của ông:

      "Trông lên mặt sắt đen sì

Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời."

    Trông cái mặt sắt đen sì ấy ta thấy được vẻ uy nghiêm của viên quan, và tính chất luật pháp bất vị thân, không nói tới tình, chỉ có lý, có tội, chịu hình phạt mà thôi.

     Hay lố bịch hơn là cái bộ “mặt sắt cũng ngây vì tình” của anh Hồ Tôn Hiến, khi đã say sưa chếch choáng hơi men, sự uy nghiêm lạnh lùng quyết liệt của anh ta không còn nữa, mà trước vẻ đẹp của Kiều, anh ta cũng chỉ còn biết say như điếu đổ…

     Bên cạnh tác dụng về nhân tướng, tác phẩm Truyện Kiều còn trở thành một môn dự đoán riêng biệt. Từ khi ra đời, nhiều người dùng nó để dự đoán tương lai, và ca ngợi độ ứng nghiệm của nó rất cao. Cách thức bói Kiều như sau. Mỗi khi động tâm xao xuyến, mà không biết nguyên nhân, hay có điều gì còn khúc mắc, không biết phương hướng  và cách thức giải quyết người bói tay cầm cuốn Truyện Kiều, và tụng niệm khấn những nhân vật chính trong tác phẩm Từ Hải, Giác Duyên, Kim Trọng, Thúy Kiều rồi con trai dùng tay trái, con gái dùng tay phải lật một trang ngẫu nhiên, ngón tay chạm chỗ nào dùng mấy câu đó để luận giải.

     Khi luận giải cần lưu ý xem xét bối cảnh về thời gian trong truyện, phân tích nội dung đoạn thơ, liên hệ với tình hình thực tiễn của bản thân để rút ra những quyết sách, hoặc là cách cư xử, ăn ở, về sau đó.

    Hiện nay, Công ty văn hóa Phương Nam phát hành một bộ thẻ bài 60 quân dùng để bói cho đối tượng là các bạn trẻ vào tháng 1/ 2012, là một phướng pháp dự đoán khá thú vị.

    Trên các diễn đàn, các webside đều có phần mềm xem quẻ bói Kiều. Nhưng tính chất thông dụng, được nhiều người sử dụng nhất vẫn là các thông thường vẫn lưu truyền trong nhân gian.

    “Hữu cầu tất ứng”, chỉ cần thành tâm và có lòng tin, thì phương pháp bói này là một ngọn đèn sáng soi đường, chỉ lối sáng suốt cho mỗi chúng ta. Không những thế, niềm tin là nhân quả, niềm tin vào lương thiện trong mỗi ca nhân được nâng cao, tạo nét đẹp trong tâm hồn, trong cách nghĩ và hành vi lối sống của mỗi người.

Học Trò Nghèo

 

Chuyên gia phong thủy Duy Linh cùng các công sự của mình vẫn luôn không ngừng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và chính xác những thông tin mà khách hàng vẫn đang tìm kiếm về lĩnh vực phong thủy, tử vi, xem ngày. Nếu muốn tư vấn trực tiếp và nhanh nhất, quý bạn hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0705 806 666.

Tra cứu lá số tử vi

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Họ và tên:
Giới tính:

BẢNG TRA TỬ VI 2024

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Năm sinh:

Xem bói