Thời gian và không gian trong phong thủy Huyền không

Thứ 2, 20/2/2023 - 15:19
Mục lục

    THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRONG PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG
     


    Phong thủy Huyền không dựa vào hệ thống Kinh dịch, Hà đồ, Lạc thư, Âm dương, Ngũ hành, Thiên can, địa chi để xem xét chuyện thịnh suy, bĩ thái của trạch vận. Ngoài những kiến thức cơ bản trên thì xuyên suốt toàn bộ nội dung của môn khoa học này chính là yếu tố thời gian và không gian. Thời gian và không gian trong vũ trụ có quy luật thịnh suy bĩ thái, con người nắm được yếu tố này, lấy vượng khí đến cho mình, góp phần mang lại hạnh phúc và no ấm trong cuộc sống

    Thời gian trong Phong thủy được tính bằng nguyên, vận. Có 3 nguyên kéo dài suốt 180 năm.

    Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên. Trong mỗi nguyên lại có ba vận, mỗi vận có quãng thời gian là 20 năm. Như vậy vận 1, vận 2, vận 3 thuộc thời kỳ Hạ nguyên. Vận 4, vận 5, vận 6 thuộc thời kỳ Trung nguyên. Vận 7, vận 8, vận 9 thuộc thời kỳ Hạ nguyên. Cụ thể sự phân chia như sau:

    Thượng nguyên:  

    • Vận 1: 1864 – 1883 (Giáp Tý – Quý Mùi)
    • Vận 2: 1884 – 1903 (Giáp Thân – Quý Mão)
    • Vận 3: 1904 – 1923 (Giáp Thìn – Quý Hợi)

    Trung nguyên:

    • Vận 4: 1924 – 1943 (Giáp Tý – Quý Mùi)
    • Vận 5: 1944 – 1963 (Giáp Thân – Quý Mão).
    • Vận 6: 1964 – 1983 (Giáp Thìn – Quý Hợi)

    Hạ nguyên:

    • Vận 7: 1984 – 2003 (Giáp Tý – Quý Mùi)
    • Vận 8: 2004 – 2023 (Giáp Thân – Quý Mão)
    • Vận 9: 2024 – 2043 (Giáp Dần – Quý Hợi)

    Các khoảng thời gian trước đó cũng vậy, Tam nguyên cửu vận đã được tính toán, nguyên cứu từ rất lâu đời. Có hai quan điểm giải thích về nguồn gốc của Tam nguyên, cửu vận.

    Thứ nhất: Thời Hoàng Đế đặt ra lịch pháp, từ việc quan sát thiên tượng trong vũ trụ. 60 năm bằng một Hoa giáp, 3 lần tuần hoàn của Hoa giáp bằng 180 năm và từ đó ra đời Tam nguyên, Cửu vận.

    Nhưng cũng có quan điểm cho rằng: Trong Thái dương hệ của chúng ta, Thổ tinh quay một vòng quanh Mặt trời hết một khoảng thời gian là 30 năm (Có nhiều học giả cho rằng quá trình chuyển động quanh Mặt trời của Thổ tinh có nguồn gốc của Nhị thập bát tú???). Mộc tinh quay một vòng quanh Mặt trời hết một quãng thời gian là 12 năm. Hệ quả quá trình chuyển động quanh mặt trời với hằng số 12 chính là nguồn gốc của thập nhị chi (12 con giáp), thập nhị trực (phương pháp tính lịch và lựa chọn ngày tốt xấu), cho nên Mộc tinh còn được gọi bằng cái tên là Thái tuế.

    Thổ tinh và Mộc tinh cùng chuyển động quanh Mặt trời và 20 năm chúng gặp nhau một lần, trong khoảng thời gian hai sao này gặp nhau do trường khí tương tác, hấp dẫn đặc biệt nên thường xẩy ra những sự kiện, biến cố quan trọng, vì vậy quãng thời gian 20 năm được tính là một vận. Chòm sao Bắc Đẩu có 9 vì tinh tú, thay nhau chi phối ảnh hưởng tới Trái đất, vì vậy 20 năm và 9 tinh tú sẽ tạo ra quãng thời gian là 180 năm tương ứng với 3 nguyên và 9 vận trong Phong thủy. Mỗi một sao trong Cửu tinh sẽ nắm giữ vượng khí trong một vận tức là quãng thời gian vượng khí của một tinh tú là 20 năm. Cụ thể như sau: Vận 1 sao Nhất Bạch (còn gọi là Tham lang), vận 2 sao Nhị Hắc (còn gọi là Cự môn), vận 3 sao Tam Bích (Lộc Tồn), vận 4 sao Tứ Lục (Văn khúc), vận 5 sao Ngũ Hoàng (Liêm Trinh), vận 6 sao Lục Bạch (Vũ khúc), vận 7 sao Thất Xích (Phá Quân), vận 8 sao Bát Bạch (Tả phù), vận 9 sao Cửu Tử (Hữu Bật).

    Sự phân chia thời gian là một bước tiến vĩ đại và ngày càng hoàn thiện, kiện toàn trong bộ môn khoa học Phong thủy, được xem là giá trị vô cùng to lớn, bởi lẽ vũ trụ chuyển động không ngừng nghỉ hàng giờ, hàng phút, không có vật gì là đứng yên bất động cả. Ngay cả khi con người nghỉ ngơi thì cũng có cách hoạt động liên tục không ngừng của hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa…Hay như một mảnh đất vô tri nhưng bên trong đó là sự chuyển động không ngừng của các loài sinh vật từ có kích thước cho tới các loài mắt thường không nhìn thấy được, các phân tử, nguyên tử các hạt cơ bản cũng có quá trình chuyển động của nó. Người xưa có câu: “vật đổi sao rời”. Hay trong các tác phẩm văn học cũng có điển tích: “Bãi bể, nương dâu”. Người xưa, nhìn cảnh nền cung điện cũ của vua triều đại trước thành một bãi canh tác nông nghiệp mà than thở, thốt lên lời “Thử ly” trong Kinh Thi… Bởi lẽ đó nên nghiên cứu Phong thủy không thể tách rời không khảo sát yếu tố thời gian với đối tượng được xét đến. Bất kể một căn nhà, một ngôi mộ, một ngôi đền, một trung tâm mua sắm, một thành phố… đều có lịch sử ra đời và trải qua tháng năm thời gian và những hưng vong bĩ thái theo quy luật của nó.

    Ngoài yếu tố thời gian thì không gian trong phong thủy cũng là một thành phần được xem là không thể tách rời. Không gian Phong thủy là gì? Vũ trụ rộng lớn bao la, qua dải ngân hà này, lại tới dải ngân hà khác. Con người sống trên bề mặt Trái đất, không gian Phong thủy được xét tới ở đây chính là bề mặt Trái đất -  mà các nhà khoa học Địa lý gọi bằng cái tên là lớp Vỏ Địa lý. Khoảng không gian vô cùng, vô tận này được phân định bằng hệ thống phương hướng, có mười phương hướng chính trong không gian đó là: Bắc, Nam, Đông, Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam, chiều cao và độ sâu. Thế nhưng, Phong thủy chỉ tập trung khảo sát các phương vị theo chiều ngang có tám phương hướng tất cả: Bắc, Nam, Tây, Đông, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam. Các phương hướng này được gọi tên bằng hệ thống quẻ Dịch trong bát quái. Việc phân chia này chưa đủ và chưa chi ly chính xác, nên các nhà phong thủy đã phân chia một lần nữa thành 24 sơn hướng trong không gian.

    Hai mươi tư sơn này gồm có Tứ duy (là bốn quẻ trong bát quái Càn, Khôn, Tốn, Cấn), 8 Thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý,), 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Các sơn này được ghép vào với thuyết Tam nguyên (Thiên - địa - nhân), và có thuộc tính âm dương ngũ hành. Cụ thể như sau:

     + Phương Bắc (Cung Khảm):

    • Nhâm (Địa nguyên long, thuộc dương, 345 độ)
    • Tý (Thiên nguyên long, thuộc âm, 360 độ hay 0 độ)
    • Quý (Địa nguyên long, thuộc âm, 15 độ)

     + Phương Nam (Cung Ly):

    • Bính (Địa nguyên long, dương, 165 độ)
    • Ngọ (Thiên nguyên long, âm, 180 độ)
    • Đinh (Nhân nguyên long, âm, 195 độ)

     + Phương Đông (cung Chấn):

    • Giáp (Địa nguyên long, dương, 75 độ)
    • Mão (Thiên nguyên long, âm, 90 độ)
    • Ất (Nhân nguyên long, âm, 105 độ)

     + Phương Tây (Cung Đoài):

    • Canh (Địa nguyên long, dương, 255 độ)
    • Dậu (Thiên nguyên long, âm, 270 độ)
    • Tân (Nhân nguyên long, âm, 285 độ)

     + Phương Tây Bắc (Cung Càn):

    • Tuất (Địa nguyên long, âm, 300 độ)
    • Càn (Thiên nguyên long, dương, 315 độ)
    • Hợi (Nhân nguyên long, âm, 330 độ)

     + Phương Đông Nam (Cung Tốn):

    • Thìn (Địa nguyên long, âm, 120 độ)
    • Tốn (Thiên nguyên long, dương, 135 độ)
    • Tị (Nhân nguyên long, âm, 150 độ)

    + Phương Đông Bắc (Cung Cấn)

    • Sửu (Địa nguyên long, âm, 30 độ)
    • Cấn (Thiên nguyên long, dương, 45 độ)
    • Dần (Nhân nguyên long, dương, 60 độ)

    + Phương Tây Nam (Cung Khôn):

    • Mùi (Địa nguyên long, âm, 210 độ)
    • Khôn (Thiên nguyên long, dương, 225 độ)
    • Thân (Nhân nguyên long, dương, 240 độ)

    Hệ thống sơn hướng luôn luôn cố định trong không gian, một căn nhà hay một công trình kiến trúc khi quay lưng về một sơn gọi là tọa, mặt phía trước gọi là hướng. Nếu chia bề mặt không gian làm 360 độ thì mỗi sơn chiếm 15 độ. 

    Xem ngày tốt động thổ cho công trình xây dựng

    Không gian và thời gian là hai yếu tố luôn được gắn liền trong quá trình, nghiên cứu, khảo sát phán đoán về một công trình kiến trúc. Việc xác định yếu tố thời gian và không gian hết sức quan trong trong dự đoán cát hung, và thiết kế các công trình phù hợp theo phong thủy.

     

     

    Chuyên gia phong thủy Duy Linh cùng các công sự của mình vẫn luôn không ngừng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và chính xác những thông tin mà khách hàng vẫn đang tìm kiếm về lĩnh vực phong thủy, tử vi, xem ngày. Nếu muốn tư vấn trực tiếp và nhanh nhất, quý bạn hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0705 806 666.

    Tra cứu lá số tử vi

    Nhập đúng năm sinh âm lịch

    Họ và tên:
    Giới tính:

    BẢNG TRA TỬ VI 2024

    Nhập đúng năm sinh âm lịch

    Năm sinh:

    Xem bói