Gợi ý chi tiết các bài văn khấn rằm tháng 8 mới nhất năm 2024!

Thứ 2, 12/2/2024 - 12:37

Hàng năm cứ mỗi dịp đến tháng 8 âm lịch, mọi nơi lại nô nức chuẩn bị và đón tết Trung Thu vào ngày rằm tháng 8. Đây được coi là Tết của thiếu nhi trong những ngày hè chuẩn bị bước vào một năm học mới. Nhưng vượt xa ra ngoài ý nghĩa tạo sân chơi cho các em nhỏ Tết Trung thu còn là tết của đoàn viên. Cũng là ngày để tưởng nhớ, tri ân đến ông bà tổ tiên. Chính vì lẽ đó đến Tết Trung Thu mỗi gia đình đều có mâm cơm thắp hương thành khấn lên bàn thờ gia tiên. Nhưng cúng lễ như thế nào cho đúng bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến quý bạn bài văn khấn tết trung thu đầy đủ nhất.
 

1. Nguồn gốc của rằm tháng 8 Tết Trung Thu


Sau những truyền thuyết ly kỳ có phần rùng rợn của tháng 7 âm lịch với các ngày lễ quan trọng lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân cùng những lễ cúng rằm tháng 7 là tết Trung Thu - Tết Đoàn viên. Theo sử sách từ Trung Quốc thì có khá nhiều sự tích kể về Chị Hằng và nguồn gốc của tết Trung Thu. Tuy nhiên, lịch sử sách nước ta, thì sử tích chú Cuội và gốc đa chắc chắn em nhỏ hay người lớn nào cũng được biết. Bởi câu chuyện này đã được đưa vào chương trình sách giáo khóa cho các em học sinh tiểu học. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì Tết Trung Thu là sự tích bắt đầu từ Hằng Nga, Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hòa được lên cung trăng.
 


Về sự tích rằm tháng 8 có người cho rằng nó bắt đầu từ truyền thuyết Hằng Nga- Hậu Nghệ. Truyện kể rằng, từ thời xa xưa, trên trời xuất hiện 10 ông mặt trời, chiếu xuống trái đất làm khô cạn hết sông ngòi, mọi vật và sinh linh trên trái đất không thể sống nổi. Vì thế nên một anh hùng tên là Hậu Nghệ đã trèo lên ngọn núi Côn Lôn, dùng nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Để đáp lại chiến công của Hậu Nghệ, Vua Nghiêu đã ban tặng cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn phải một năm sau mới được uống. Hậu Nghệ nghe lời và làm theo, chàng ta mang về nhà và giấu trong bồ thóc. Vào một hôm chàng đi vắng, Hằng Nga vợ chàng mở bồ thóc ra thì thấy một vật tròn sáng lấp lánh. Biết được là linh dược vua ban, nàng đã uống ngay viên thuốc và bắt đầu bay về trời. Với chiếc nỏ thần trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo vợ nhưng bị thần Gió cản lại, để cho nàng tiên nữ xinh đẹp Hằng Nga bay về cung trăng. Vì nhớ nhung vợ nên Hậu Nghệ đã xây một lâu đăì đặt tên là “Dương”, trong khi đó Hằng Nga cũng xây một lâu đài đặt tên là “Âm”. Và cứ mỗi năm một lần, vào đúng ngày rằm tháng Tám âm lịch thì mặt trăng luôn thật tròn và sáng để chàng Hậu Nghệ có thể trông thấy được vợ mình.


Sự tích rằm tháng 8 thứ hai kể về vua đường Minh Hoàng: Theo sử sách ghi rằng, vào một đêm khi cùng uống rượu thưởng nguyệt với các bá quan văn võ, vua Đường ao ước được lên cung trăng một lần. Biết ý vua nên pháp sư – Diệu Pháp đã xin vua làm phép để mang người lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Vua được các vị tiên tiếp rước, bài tiệc đãi đằng, cho hàng trăm tiên nữ múa hát, gảy đàn, gọi là khúc Nghê - Thường vũ y.


Về sau, nhà vua lấy ngày rằm tháng Tám hàng năm để kỷ niệm ngày vua được lên cung trăng, tục ngắm trăng, xem ca múa nhạc dần dần biến thành thú vui chơi đền Trung Thu.
 

2. Ý nghĩa tinh thần to lớn của rằm tháng 8. 


Xoay quanh sự tích Tết Trung thu ngày rằm tháng tám có rất nhiều câu chuyện lý giải sự hình thành của ngày tết ý nghĩa này. Nhưng tựu chung lại Tết trung thu đã mang đến một niềm vui mới, thổi vào một ngọn gió mới tươi trẻ tràn đầy đầy năng lượng khi mới phải trải qua tháng cô hồn tháng 7 âm lịch đầy u ám với những ngày xá tội vong nhân, một đại lễ tri ân lễ Vu Lan không lâu.


Rằm tháng 8 tết trung thu được tiến hành vào lúc mà trăng to nhất, sáng nhất và tròn nhất. Ngoài tên gọi là Tết Trung Thu thì ngày này còn được gọi là Tết Trông Trăng. Theo phong tục dân gian thì ngày Tết Trung thu nhà nhà đều treo đèn ông sao, ngắm trăng và thưởng thức bánh Trung Thu – ngày nay được gọi là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.
 

3. Luận giải cúng rằm tháng 8 gồm những gì?  


Để có thể sắm được một mâm lễ cúng rằm trung thu dâng lên bàn thờ gia tiên không thể thiếu được những lễ vật sau:


- Hương, hoa, đèn, nến


- Mâm ngũ quả gồm có một nải chuối chín vàng, có quả hồng chín đỏ mang ý nghĩa hi vọng, quả na thể hiện sự sinh sôi nảy nở, quả bưởi mang ý nghĩa của những điều tốt lành, và quả lựu mang sự may mắn. Ngoài những loại quả bắt buộc cần có thể trang trí mâm cúng rằm tháng 8 trung thu thì có thể thêm một số loại quả sang cho mâm ngũ quả trở nên bắt mắt và đẹp hơn. Nhưng cần lưu ý nhất phải đủ mù xanh, màu đỏ và màu vàng là tượng trưng cho sự hài hòa hợp nhất giữa đất và trời.


- Các loại bánh trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.


- Cuối cùng đó chính là trà ướp sen


Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm các phụ kiện trang trí để bày cho bắt mắt và thu hút hơn. Sau khi đã chuẩn bị xong được các đồ cần sắm lễ cho ngày rằm trung thu. Điều bạn cần quan tâm là văn cúng tổ tiên ngày rằm tháng Tám. Mời quý bạn cùng theo dõi tiếp phần dưới đây.
 

4. Rằm tháng 8 năm 2024 là ngày nào?


Tết Trung thu tính theo Âm lịch chính là ngày Rằm tháng Tám hằng năm. Đây cũng là ngày Tết của trẻ em và còn được gọi với cái tên khác là Tết hoa đăng, Tết trông Trăng hay Tết đoàn viên. Trẻ em thường rất trông đợi đến ngày này vì thường được người lớn tặng quà, tặng đèn ông sao và ăn bánh nướng, bánh dẻo.


Tết trung thu năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 năm Quý Mão âm lịch tức là ngày 29/9/2024 dương lịch.

 

Xem thêm: Ngày đẹp tháng 8 năm 2024 để tiến hành làm các công việc trọng đại!

 

5. Bài cúng rằm tháng 8 ngoài trời.


Ngày nay rất nhiều gia đình vẫn giữ tập tục cúng rằm trung thu ngoài trời, đây là nét đẹp văn hóa tâm linh đặc trưng theo từng vùng miền. Vậy nên nếu gia chủ muốn cúng rằm trung thu ngoài sân hay ngõ thì có thể đọc văn khấn dưới đây.


Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:………..

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày rằm tháng 8 gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

 Nam mô a di Đà Phật! 

 

Xem thêm: Văn khấn cúng rằm tháng 7 âm lịch năm 2024 

 

6. Văn khấn rằm tháng 8 trong nhà.


Ngoài văn khấn rằm trung thu ngoài trời, thì gia chủ nên để ý đến bài văn khấn rằm trung thu trong nhà hay còn gọi là văn khấn rằm trung thu gia tiên. 
 

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!
 

7. Những lưu ý khi đọc văn khấn cúng rằm tháng 8.


Khi cúng rằm trung thu, gia chủ cũng không cần lưu ý quá nhiều thủ tục rườm rà. Tuy nhiên cũng cần phải tránh những điều sau đây để buổi lễ được thuận lợi, suôn sẻ hơn.


- Lễ vật được bày biện trong mâm lễ cúng rằm phải là đồ tươi ngon, có thể sử dụng được.


- Số lượng lễ vật không cần quá nhiều, tránh lãng phí.


- Người chủ trì nghi lễ cúng rằm cần phải tắm gội sạch sẽ, cúng bái thành tâm.


- Khi đọc văn khấn rằm tháng 8 phải rõ ràng, từ tốn, không đọc qua loa cho có.


- Nếu cúng rằm trung thu bằng lễ mặn thì gia chủ không cúng các loại thịt như: trâu, bò, dê… mà chỉ dùng thịt lợn và thịt gà để sắp cúng. 

 

Xem thêm:  Ngày tốt Khai trương năm 2024 để công việc kinh doanh thêm phần thuận lợi!

 

8. Phong tục ngày rằm tháng 8 trung thu

 

8.1 Rước đèn ông sao rằm tháng 8

 

Tết trung thu xưa nay thường gắn liền với hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Người dân Trung Quốc thường treo lồng đèn trước nhà với ngụ ý cầu may mắn bình an. Một số lại được kết thành hoa đăng chứa đựng ước nguyện của người thả đèn và được thả trôi bờ sông.


Đối với người dân Việt Nam, đèn ông sao rằm tháng 8 được chế tạo từ các vật dụng gần gũi với đời sống hằng ngày như vải, lụa, giấy nilon và tre, nến. Chiếc lồng đèn trung thu chính là vật phẩm truyền thống chứa đựng ý nghĩa về mặt tinh thần của  người Việt.

 

8.2 Cách xem trăng rằm tháng 8


Tết Trung thu rơi vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch cũng là thời điểm trăng tròn nhất thích hợp để gia đình quây quần tâm sự, chia sẻ mọi điều về cuộc sống. Vào ngày này hằng năm, thời điểm khí hậu mát mẻ, trời trong mây biếc, ánh trăng soi rọi từng cảnh vật, cả nhà vừa hàn huyên vừa ngắm trăng.

 

8.3 Cúng rằm tháng 8 gồm những gì?


Tết Trung thu không chỉ là ngày để trẻ con vui chơi mà việc chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm cũng không kém phần quan trọng. Cúng rằm Trung thu là một nét văn hóa đã có từ lâu đời của người Việt để thể hiện lòng thành kính, sự quan tâm và cầu xin tài lộc, cầu bình an, cầu sức khỏe.

 

Xem thêm: Ngày tốt chuyển bàn thờ năm 2024 giúp gia chủ gặp may mắn, cát lợi!

 

8.4 Phá cỗ rằm tháng 8 trung thu


Vào dịp Trung Thu, mỗi gia đình đều có mâm cỗ Trung Thu, đây là lúc thể hiện lòng biết ơn, thành kính đến tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức, bày trí mâm cỗ khác nhau thể hiện được màu sắc đặc trưng của từng vùng miền.


Trong mỗi mâm cỗ thường bao gồm bánh Trung thu, kẹo, bưởi, dưa hấu, mía, thị, …được sắp đặt theo ngũ hành. Khi ánh trăng lên trên đỉnh thì cũng là lúc mà cả nhà cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của ngày tết Trung thu.
 

8.5 Rằm tháng 8 tổ chức múa lân


Vào dịp Trung thu không thể thiếu những điệu trống đánh múa lân rộn ràng, huyên náo vào đêm ngày 14 và 15. Con Lân tượng trưng cho điềm lành, vậy nên múa Lân vào đêm Trung thu như cầu mong gia đình sẽ gặp những điềm lành, may mắn.

 

8.6 Ăn bánh rằm tháng 8 trung thu


Vào mỗi dịp Tết Trung thu người người nhà nhà đều mua bánh trung thu để bày tỏ tấm lòng thờ cúng tổ tiên. Bánh nướng có hình vuông tượng trưng cho đất, thể hiện sự vững chắc, nền móng của cội nguồn. Bánh dẻo hình tròn thể hiện sự tròn đầy, viên mãn, ngụ ý cách cầu mong sự bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
 

9. Điều nên và không nên làm trong ngày rằm tháng 8 trung thu


 Ngày Tết Trung thu là thời điểm để vui chơi và thể hiện lòng biết ơn đến tổ tiên, ông bà. Tuy nhiên để đón ngày Tết này trọn vẹn thì bạn cần lưu ý những việc nên và không nên làm.


Những việc nên làm có thể kể đến như mặc đồ đỏ, thắp hương ông bà,...Ngược lại, những việc không nên làm trong ngày này chính là hạn chế vui chơi ở nơi xa, mặc đồ tối màu, đặc biệt những người bị ốm hoặc cơ thể yếu thì không nên ra ngoài,...


Trên đây chúng tôi đã cung cấp đến quý bạn những gì cần thiết để chuẩn bị cho một lễ cúng trung thu rằm tháng tám đầy đủ nhất. Từ cách sắm lễ đến văn khấn cúng rằm trung thu. Hi vọng rằng với những nội dung trên đây Phongthuyso.vn đã giúp bạn có thể cúng lễ ngày rằm tháng 8 một cách đầy đủ nhất. Chúc quý bạn và gia đình có một mùa tết đoàn viên ấm áp và vui vẻ.

Chuyên gia phong thủy Duy Linh cùng các công sự của mình vẫn luôn không ngừng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và chính xác những thông tin mà khách hàng vẫn đang tìm kiếm về lĩnh vực phong thủy, tử vi, xem ngày. Nếu muốn tư vấn trực tiếp và nhanh nhất, quý bạn hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0705 806 666.

Tra cứu lá số tử vi

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Họ và tên:
Giới tính:

BẢNG TRA TỬ VI 2024

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Năm sinh:

Xem bói