Ngày nguyệt kỵ là ngày gì? Tốt hay xấu?

Thứ 2, 12/2/2024 - 12:23

 

"Mồng năm, mười bốn, hai ba.

Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì."

Hoặc

"Mồng năm, mười bốn, hai ba.

Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn."

Đó là những câu nói mà ông bà xưa dùng để chỉ ngày Nguyệt Kỵ làm việc gì cũng bất thành. Ngày Nguyệt Kỵ là gì, nên kiêng gì và nguồn gốc của ngày này cụ thể ra sao sẽ được thông tin đầy đủ giúp bạn biết cách đề phòng.

 

Ngày nguyệt kỵ là ngày gì, tốt hay xấu?

1. Ngày nguyệt kỵ là ngày gì?

Theo phong tục từ trước tới nay, khi làm bất cứ làm các công việc quan trọng nào đặc biệt như cưới hỏi, ma chay, nhập trạch, động thổ, cất nóc...tất cả đều cần xem ngày giờ, nếu vào ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo thì là tốt. Còn rơi vào ngày hắc đạo, giờ hắc đạo thì cần tuyệt đối tránh xa.

Các ngày kiêng kỵ mà mọi người cần tránh bao gồm ngày nguyệt kỵ, ngày hoang vu, ngày sát chủ...

Việc xem ngày trước là trọn vẹn về mặt tâm linh, sau là để gia chủ yên tâm thực hiện cong việc. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng đều có 3 ngày nguyệt kỵ rơi vào ngày mùng 5, 14 và 23. Theo quan niệm, trong 1 tháng luôn có 3 ngày cộng vào bằng 5 đó là ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Các cụ ta gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức...

Xem thêm: Ngày sát chủ là gì?

 

II. Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ là gì?

1. Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian

Người Trung Quốc cho rằng ngày Nguyệt Kỵ là ngày ở Trung cung và Trung cung là ngôi vua, lấy số 5 làm biểu hiện còn số 9 là cửu cung. Khi đếm từ số 1 tới số 5 thì nhập số năm vào làm Trung cung và cộng số 5 cùng số 9 được 14 rồi tiếp tục nhập số đó vào Trung cung. Sau đó, lấy số 14 cộng với 9 ra kết quả là 23 và lại nhập 23 vào Trung cung. Cả ba lần nhập các số 5, 14 và 23 đều vào Trung cung nên đó được gọi là ngày Nguyệt Kỵ.

Ngày này còn có cách gọi khác là ngày “con nước” do triều cường sinh ra các dòng hải lưu bất thường khiến thuyền bè gặp nhiều nguy hiểm. Vì vậy người đi xa, đi qua sông nước cần lưu ý có thể vướng xui xẻo.

Nhà vua thời xưa thường đi tuần tra khắp kinh thành hoặc xa giá đi kinh lý, mỗi tháng đi ba lần thì mỗi lần cách nhau 9 ngày. Số 5 thể hiện ngôi vua nên mùng 5 là ngày đầu tiên nhà vua đi rồi theo chu kỳ đến ngày 14 và ngày 23. Người Trung Quốc có tục lệ, người dân không được phép nhìn mặt vua nên khi vua đi qua chỉ cúi đầu quỳ lạy trong sân rộng cách xa chỗ vua không dám ngước lên nhìn. Do đó, mỗi lần vua đi ra ngoài thì người dân phải đóng cửa ở trong nhà, không được lén nhìn hoặc đi lại trong khu vực vua di chuyển qua nếu không sẽ bị chém đầu. Vì vậy, người dân truyền tai nhau 3 ngày này cần phải tránh để không gặp tai họa, xui xẻo là dần dần được gọi là ngày Nguyệt Kỵ.  

Bảng tra tử vi 2024

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Năm sinh:

 

2. Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo khoa học

Ngày Nguyệt Kỵ theo lý giải của khoa học là ngày mặt trăng quay quanh trái đất và trái đất tự chuyển động quanh mình. Khoảng 2,5 ngày thì mặt trăng sẽ di chuyển đến một “vùng trời” mới nên các dòng năng lượng dao động sẽ tác động lên sự vật sinh sống trên trái đất. Con người dưới ảnh hưởng này có thể khiến thần kinh, sức khỏe kém hơn nên dễ bị mất tự chủ, hành động sai lầm, quyết định thiếu đúng đắn.

Ngày 5/5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ) được xem là ngày cực kỳ xấu mà người xưa thường nói “nen nét như rắn mùng 5”. Điều này có thể lý giải vì phương lực ly tâm từ trái đất cùng với lực hấp dẫn từ mặt trăng, hướng tâm từ vũ trụ và mặt trời bất thường nên rắn không dám ra ngoài sợ hoa mắt, ù tai.

3. Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo phi tinh

Phi tinh trong Cửu cung bát quái có: Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong cửu tinh này thì sao Ngũ Hoàng (thuộc Trung cung) rất xấu nên khi vận sao này đi tới đâu thường đem đến rủi ro, kém may mắn cho con người. Theo phi tinh thì các ngày 5, 14 và 23 được coi là ngày Nguyệt Kỵ.

III. Những kiêng kỵ trong ngày Nguyệt Kỵ

1. Ngày Nguyệt Kỵ tránh làm việc lớn

Ngày Nguyệt Kỵ không nên làm việc lớn như cưới xin, động thổ, khai trương… vì kết quả đều không tốt. Ngày Nguyệt Kỵ là khi mặt trăng di chuyển tới vùng đất mới nên sự tác động đến con người cũng không phải ít.

2. Thận trọng khi đi ra ngoài, nhất là đi đường thủy

Những người đi trên sông biển, đi lại tàu thuyền phải kiêng kỵ tránh rước tai họa cho bản thân. Bên cạnh đó, xuất hành xa hoặc người làm tài xế, lái xe cũng cần chú ý cẩn thận khi đi lại vì nguồn năng lượng tác động khiến con người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, xử lý mọi tình huống kém hơn. Đây cũng là ngày có triều cường hoặc các dòng hải lưu bất thường không thuận lợi cho người đi biển.

3. Có nên sinh con ngày Nguyệt Kỵ không?

Sinh con thì nên thuận theo tự nhiên, nếu đã mang thai đến ngày khai hoa nở nhụy thì hãy để đứa bé chào đời tự nhiên. Việc sinh nở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngày giờ, sao tốt… và vận mệnh của bé về sau còn dựa cả vào phúc phần của gia đình tổ tiên, của chính những việc tâm đức mà bé sẽ làm nên không cần quá lo lắng khi sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ.,

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đã biết ngày Nguyệt Kỵ cần tránh là gì và chú ý hơn trong mọi công việc nhất là khi chuẩn bị cho việc đại sự. Kiêng kỵ trong ngày Nguyệt Kỵ vừa giúp bạn có tâm lý ổn định, tự tin vừa giúp công việc tiến hành suôn sẻ nhất có thể.

 

Tuy nhiên ngày nguyệt kỵ chỉ là một trong rất nhiều ngày xấu. Vì thế nếu quý bạn muốn biết ngày hôm nay đối với tuổi của mình là tốt hay xấu có trùng với ngày không vong, ngày hắc đạo, ngày sát chủ.... không thì bạn hãy tra cứu tại: Xem ngày tốt xấu theo tuổi

Xem thêm những ngày tốt khác tại:

 Xem ngày tốt khai trương năm 2024 để mang lại may mắn tài lộc

Chuyên gia phong thủy Duy Linh cùng các công sự của mình vẫn luôn không ngừng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và chính xác những thông tin mà khách hàng vẫn đang tìm kiếm về lĩnh vực phong thủy, tử vi, xem ngày. Nếu muốn tư vấn trực tiếp và nhanh nhất, quý bạn hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0705 806 666.

Tra cứu lá số tử vi

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Họ và tên:
Giới tính:

BẢNG TRA TỬ VI 2024

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Năm sinh:

Xem bói