Tìm hiểu đầy đủ về ý nghĩa ngày Tết nguyên đán

Thứ 3, 27/12/2022 - 8:48

Tết nguyên đán là dịp lễ tết to nhất, quan trọng nhất của người dân Việt Nam ta. Đây là ngày lễ cổ truyền đánh dấu khoảnh khắc giao thời giữa năm mới và năm cũ, đánh dấu chu kỳ vận hành của vạn vật, đất trời. Ý nghĩa ngày tết nguyên đán cũng như nguồn gốc của ngày đặc biệt này, chúng ta sẽ cùng Phong thủy số tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây.
 

Tìm hiểu đầy đủ về ý nghĩa ngày tết nguyên đán

Xem thêm:

+ Mâm cỗ cúng Tất niên gồm những món gì?

+ Những lời chúc năm mới hay
 

1. Ngày tết Nguyên Đán là gì?


Tết Nguyên Đán Việt Nam hay còn gọi là ngày Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người dân Việt Nam. Đây được xem là dịp đặc biệt nhất trong năm, là khoảng khắc tất cả mọi người tìm về với gia đình, xum vầy bên mẹ cha, anh chị em, người thân...dù bất cứ ai, dù đi xa đến đâu đi chăng nữa, đến ngày Tết niềm mơ ước lớn lao nhất của họ vẫn là đoàn tụ bên gia đình. Không chỉ thế, dịp tết cổ truyền còn là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên, cầu mong cho một năm cũ qua đi, năm mới đến với nhiều niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe và may mắn.


Trước khi tìm hiểu ý nghĩa ngày tết cổ truyền Việt Nam, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trước về nguồn gốc của ngày này.
 

2. Nguồn gốc

Chịu ảnh  hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Trung Hoa trong hơn 1 ngàn năm Bắc thuộc, ngày tết nguyên đán cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập vào khoảng thời gian đó. Theo lịch sử Trung Hoa thì ngày tết nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và sau đó thay đổi theo từng thời kỳ. Tuy nhiên chiều đại cuối cùng thay đổi về ngày tết là thời nhà Hán, Hán Vũ Đế, từ đó đến nay, không có thêm bất cứ sự thay đổi nào. Ngày tết được  bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng giêng và kéo dài cho đến hết ngày mồng 7 tháng giêng.

Có thể thấy ngày tết cổ truyền của Việt Nam được hình thành cũng như ảnh hưởng khá nhiều từ nền văn hóa trung hoa và nó được hình thành từ rất lâu trước đây, đến nay vẫn chưa có nhà sử học, nhà văn hóa học nào có thể xác định chính xác thời điểm ngày tết cổ truyền Việt Nam ra đời.
 

 

3. Ý nghĩa ngày tết nguyên đán

Tết nguyên đán không chỉ là dịp thể hiện sự giao cảm giữa con người và đất trời, không chỉ là dịp đánh dấu 1 sự chuyển giao của đất trời, đánh dấu thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới. Mà thiêng liêng hơn tất cả, đây còn là dịp đoàn viên của mọi gia đình.

Mỗi khi tết đến, dù bất cứ làm công việc gì, ở đâu, tất cả mọi người đều có một niềm ao ước, mong mỏi to lớn nhất đó là được về ăn tết cùng với gia đình, sum họp bên người thân, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi mộ của ông bà những người đã khuất. Đây cũng chính là cơ hội để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Là dịp để mọi người hướng về nguồn cội, tình cảm gia đình... Đây chính là truyền thống tốt đẹp và bền vững của dân tộc ta.
 

4. Thời điểm diễn ra tết Nguyên Đán


Tết Nguyên Đán được tính theo Âm lịch và thường muộn hơn Tết Dương lịch do quy luật 3 năm nhuận một tháng của lịch Âm nên ngày đầu tiên của năm Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/02 Dương lịch mà thường nó chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này.


Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm kéo dài trong khoảng tầm 7 - 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới ứng với khoảng thoiwd gian từ 23 tháng Chạp cho đến hết ngày 7 tháng Giêng).
 

5. Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên đán

 

5.1 Cúng ông Công, ông Táo


Trước Tết Nguyên đán, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì nhà nhà đều cúng Ông Công Ông Táo. Vào ngày này thì mỗi nhà sẽ tiến hành dọn dẹp sạch sẽ căn bếp, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ trái cây, đồ mặn và phóng sinh cá chép. Việc này có mục đích là chuẩn bị cho ông Công, ông Táo lên trời để báo cáo những việc đã xảy ra trong gia đình một năm qua cho Ngọc Hoàng xét xử.
 

5.2  Gói bánh chưng, bánh tét


Vào dịp Tết đến Xuân về tục lệ gói bánh chưng bánh tét là một nét văn hóa cổ truyền không thể thiếu đối với mỗi gai đình người Việt. Bởi vì bánh chưng, bánh tét chính là loại bánh truyền thống để dâng lên bàn thờ tổ tiên hoặc làm quà tết biếu họ hàng, người thân, bạn bè.Ở một số nơi hiện nay, người dân vẫn duy trì rất tốt tục lệ này. Điều này thật ý nghĩa khi truyền thống gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn còn được duy trì và truyền lại cho các thế hệ con cháu cho đến tận bây giờ.
 

5.3 Lau dọn nhà, cửa
 

Với người dân Việt việc lau dọn sửa sang lại nhà cửa mỗi dịp cuối năm không chỉ làm sạch sẽ căn nhà mà còn mang ý nghĩa là loại bỏ đi những điều không tốt của năm cũ và chuẩn bị đón chào những điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế mà đây cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình được quây quần cùng nhau dọn dẹp, tổng kết lại một năm đầy vất vả và bận rộn. Ngoài ra, để bày trí cgo nhà cửa đón Tết được đẹp đẽ và màu sắc hơn thì mọi người còn mau những chậu cây, chậu hoa về trang trí mang ý nghĩa cát tường: Hoa Thủy Tiên, Hoa Đồng Tiền, Hoa Cúc,...
 

5.4 Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả dâng lên thờ cúng ông bà tổ tiên là nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, bởi nó gửi gắm mong muốn bày tỏ cho sự tôn kính và lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên của con cháu.

Tại mỗi vùng miền, địa phương sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau đồng thời các loại trái cây cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngoài việc bày tỏ lòng thành kính thì còn chứa đựng mong muốn năm mới gặp nhiều may mắn, tài lộc và bình an của gia chủ trong năm mới. 
 

5.5  Tảo mộ

Đây là phong tục được diễn ra trước những ngày cận Tết Nguyên đán. Vào ngày này, thường con cháu trong nhà sẽ ra mộ của ông bà tổ tiên đế dọn dẹp và sửa sang lại khu mộ cũng như thăm viếng mời các cụ về nhà ăn tết cùng con cháu. Phong tục này thể hiện sự biết ơn, đạo hiếu và lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất.
 

5.6 Cúng tất niên

Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng thường được tổ chức vào ngày 30 Tết để mời tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình. Đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu thời điểm năm cũ đã qua đi để chuẩn bị đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng hơn năm cũ.
 

5.7 Xông đất
 

Sau thời khắc giao thừa đón thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ được voi là người xông đất cho gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay, người xông đất nên chọn những người hợp tuổi với gia chủ để mang lại cho gia đình một năm thêm suôn sẻ, thuận lợi, làm ăn may mắn, sức khỏe an khang, gia đình hạnh phúc. 

 

5.8 Chúc tết, mừng tuổi

Năm mới đến đồng nghĩa với việc mỗi người sẽ được thêm một tuổi, do đó mà lì xì là một cách để mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ước mong năm mới nhiều thành công hơn. 
 

6.  Một số điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán

Là thời điểm đầu tiên của một năm mới nên ngoài những điều tốt đẹp cũng có không ít điều kiêng kỵ. “Đầu xuôi đuôi lọt”, năm mới tránh những điều không may mắn sau để có được sự thuận lợi, tốt lành và khởi sắc.
 

6.1 Mùng 1 Tết không quét nhà, đổ rác


Theo quan niệm xưa các cụ cho rằng việc quét nhà ngày mùng 1 tết đồng nghĩa với việc sẽ mang hết tài lộc và may mắn ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, ngày đầu năm mới cũng kiêng kỵ việc đổ rác để tránh làm hao tán, mất đi tài lộc, khiến gia chủ gặp nhiều xui xẻo trong năm tới.
 

6.2 Đầu năm không cho lửa, cho nước

 

Lửa được coi là biểu tượng cho sự may mắn. Chính vì vậy, đầu năm người ta thường kiêng cho lửa, bởi việc này cũng giống như là đem may mắn của mình đến cho người khác. Trong khi đó, nước là biểu tượng cho sự phát triển. Nếu vào ngày mùng 1 của Tết Nguyên Đán mà gia chủ cho nước thì sẽ ảnh hưởng xấu tới tài lộc. Đặc biệt là đối với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán.
 

6.3 Không làm vỡ đồ dùng, không tranh cãi bất hòa


Đầu xuân năm mới, người Việt ta vô cùng kiêng kỵ những việc làm vỡ các đồ vật nhất là gương, bát đĩa,… Đổ vỡ được coi là điềm báo của chia ly và mang điềm không lành. Ngoài ra, ngày Tết thì mọi người cần vui vẻ, không nên tạo không khí căng thẳng hay mâu thuẫn, bất hòa giữa mọi người. 
 

6.4 Kiêng đóng cửa đầu năm


Vào ngày đầu năm, cửa nhà phải luôn mở rộng, chỉ đóng khi mọi người đi chúc Tết hết, không có ai ở nhà. Việc kiêng kỵ này bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, trong những ngày đầu năm mới, Ngọc Hoàng và các chư tiên sẽ đi vi hành hạ giới tới từng nhà để ban phát tài lộc. Nếu cửa cài, then chốt tức là đã để vuột mấy cơ hội nhận được cát khí.

 Ngoài ra, những ngày đầu năm cũng cần phải kiêng một số điều khác như: Để tang ngày mùng 1, nói điều xui, kiêng ăn thừa bỏ dở, kiêng đứng và ngồi trước cửa,…


Bài viết đây là phần luận giải ý nghĩa Tết Nguyên đán là gì và những phong tục, nét đẹp của ngày Tết cổ truyền. Hi vọng qua đây các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về ngày Tết cổ truyền và chúc các bạn có một cái Tết ấm cúng bên gia đình mình!

 

Chuyên gia phong thủy Duy Linh cùng các công sự của mình vẫn luôn không ngừng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và chính xác những thông tin mà khách hàng vẫn đang tìm kiếm về lĩnh vực phong thủy, tử vi, xem ngày. Nếu muốn tư vấn trực tiếp và nhanh nhất, quý bạn hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0705 806 666.

Tra cứu lá số tử vi

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Họ và tên:
Giới tính:

BẢNG TRA TỬ VI 2024

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Năm sinh:

Xem bói