Những phong tục ngày tết cổ truyền ở Việt Nam
Những phong tục ngày tết nguyên đán ở Việt Nam có gì đặc biệt, vào ngày tết người ta thường hay kiêng kỵ những vấn đề gì, để cả năm được vui vẻ, hạnh phúc.
1. Tục chơi hoa ngày Tết:
Mỗi dịp Tết đến xuân về. Chúng là lại hân hoan chào đón một măt mới âm lịch. Nhưng ai cũng không quên phong tục ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thiếu tục lệ chơi hoa. Đối với người niềm Nam thì chơi hoa mai, người miền Bắc thì chuộng hoa đào ( đào nhật tân, đào bích, đào trắng, đào phai,...)
Nếu như người Nhật từ hào về bonsai thì người Việt Nam lại tự hào về thú chơi hoa. Những loài hoa quý như hoa thủy tiên, hoa quỳnh, ... là những loài hoa được giới thượng lưu xếp vào các loại hoa Tết cao cấp. Ngày nay, thú chơi hoa cũng không thay đổi nhiều, thêm vào đó còn du nhập thêm vào nhiều loại hoa khác nữa là hoa lan, hoa cúc, hoa tulip,...
2. Tục tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời.
Tương truyền từ ngày xưa đến nay, mỗi gia đình đều có một ông Công, ông Táo (xem thêm: Truyền thuyết về ông Công ông Táo). Trong phong tục ngày tết nguyên đán, ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Ông Táo còn được dân gian gọi là ông Bếp, là vị thần trông coi việc bếp núc, giữ lửa, hơi ấm cho gia đình. Mỗi cỗ bếp có 3 ông vua bếp, được nắn bằng đất sét, uốn cong chụm đầu vào nhau tạo thành thế kiềng 3 chân.
Việc tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời là một phong tục tâm linh đẹp và ý nghĩa. Bao giờ trong ngày lễ ông Táo cũng đều có tục thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là một mặt trong đời sống tâm linh của người dân vùng sông nước.
Cứ vào ngày 23 tháng Chạp ( tức là ngày 23 tháng 12 âm lịch) thì các gia đình sẽ tiễn ông Táo về chầu trời, để bẩm báo tình hình một năm qua dưới hạ giới. Và sau đó, vào ngày 7 tháng Giêng ( ngày 7 tháng 1 âm lịch) các gia đình lại làm lễ rước ông Táo về lại với căn bếp của nhà mình.
3. Tục đi chợ Tết, xin chữ về thờ.
Đi chợ Tết của ngày xưa là thường, mua lá dong, mua thịt, bánh kẹo hoa quả, về làm bánh chưng, và các món ăn phục vụ trong ngày Tết. Ngoài ra, người ta còn không quên xin chữ của những thầy đồ về để thờ. Nguyên nhân là do, ngày xưa người biết chữ không nhiều, nên mới có phong tục xin chữ về thờ để con cháu đời sau được học hành, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức. Các thầy đồ cho chữ là những người có chức tức, học vị trong làng. Những chữ Nho thường được nhiều người xin như chữ Tâm, Phúc, Đức, Thọ,... Ngoài ra, người ta còn xem bói vào ngày đầu năm mới để biết những vận hạn, sao chiếu mệnh trong năm tới. Hoặc xem tử vi năm mới để biết những diễn biến về công danh, sự nghiệp, tình yêu, gia đình,...
Ngày nay, phong tục cho chữ đang được phục hồi bằng việc viết chữ thư pháp, đây là một nét đẹp mà văn hóa dân tộc cần gìn giữ và phát huy. Đây là phong tục Tết Việt Nam cần được lưu giữ và phát huy nhất là đối với giới trẻ.
4. Tục gói bánh chưng bánh giầy (bánh tét)
Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho trời. Bánh tét hình tròn, tượng trưng cho đất. Để gói được bánh chưng, bánh tét, phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ bị nứt, không vuông vắn đều đặn khi luộc. Đến những ngày cuối năm, việc cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng rực lửa là một khoảnh khắc đẹp đẽ và ấm cúng mà ai ai cũng muốn lưu giữ.
Đối với người Việt Nam, không ai là không biết về truyền thuyết bánh chưng bánh giầy, phong tục ngày tết nguyên đán còn được lưu trữ từ thời vua thứ 18. Bánh chưng bánh giầy được gói cùng với nhận thị mỡ, đậu xanh,.. Những đặc trưng về những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam được gói gọn trong câu thơ sau:
“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, chòm pháo bánh chưng xanh”
5. Lau dọn nhà cửa vào dịp cuối năm
Vào cuối năm, các gia đình đều dọn rửa, sửa sang lại nhà cửa và trưng bình những đồ vật. Công việc này có ý nghĩa để chuẩn bị “tống cựu nghênh tân” . Với phong tục ngày tết của người Việt Nam thì việc này có ý nghĩa là tiễn đưa những cái cũ và đón những cái mới. Vào dịp cuối nào, mọi người đều xem ai nợ nần cái gì thì phải trả, không để nợ 2 năm mà trở thành “cả đời nợ nần”.
6. Đón giao thừa
Chứng kiến thời khắc trời đất chuyển giao, từ năm cũ sang năm mới, từ mua đông lạnh lẽo sang mùa xuân ấm áp. Đón giao thừa và cúng giao thừa là việc cúng ngoài trời, có thể cũng cỗ mặn hoặc cúng hoa quả. Mân hoa quả thờ cúng vào ngày Tết gồm những loại sau: chuối, bưởi, cam quýt, sung. Người miền Nam thờ trái theo ngôn ngữ nên thường chọn những loại quả : mãng cầu (cầu), dừa ( vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa ( thơm) có ý nghĩa rằng: cầu – vừa – đủ - xài – sung hoặc cầu – vừa – đủ - xài – thơm.
7. Xông đất ngày mồng 1
Xông đất hay nhiều nơi còn gọi là xông nhà, đập đất, đạp đất là một phong tục ngày Tết ở Việt Nam . Xông đất là người đầu tiên đến nhà mình vào ngày mồng một năm mới. Có nhiều gia chủ chọn tuổi xông đất vào ngày đầu năm, hoặc có thể là một người ngẫu nhiên đến nhà mình vào ngày đầu năm mới. Thông thường, khi chọn người xông đất đầu năm thì gia chủ nên chọn những người vui vẻ, hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ, tính tình phóng khoáng,.. để xông đất đầu năm.
Trên đây là những phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam đặc trưng nhất, được lưu giữ vào trong tâm khảm mỗi người Việt Nam. Tết là thời gian đoàn tụ, đoàn viên cùng gia đình sau một năm vất vả vì cuộc sống, công việc, cũng là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thăm người quen, anh em bạn bè cũng như là dịp mọi người thể hiện lễ nghi của mình với người trên.
Tra cứu lá số tử vi
Nhập đúng năm sinh âm lịch
BẢNG TRA TỬ VI 2025
Nhập đúng năm sinh âm lịch
Xem bói
Tin tức tổng hợp
TIN TỨC Tử vi năm 2024
-
Luận Đoán Tử Vi Tuổi Dần Năm 2025 Nam - Nữ Mạng #Chi TiếtDự đoán vận hạn tử vi tuổi Dần năm 2025 trên các phương diện Tài Lộc, Sự Nghiệp, Tình Cảm Gia Đạo, Sức Khỏe của những người tuổi Dần sinh…