Những sự tích Tết Trung Thu - Tết đoàn viên ý nghĩa nhất

Thứ 6, 2/12/2022 - 14:23

Theo phong tục của người Việt và một số nước khu vực Đông Á, thì Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mua thu, chính là ngày 15 tháng 8 âm lịch. Trong dịp này, người người, nhà nhà bày mâm cỗ cúng gia tiên và bánh trái cúng mặt trăng. Nhưng háo hức nhất vẫn là các em thiếu nhi, vì ngoài ngày 1/6 là Quốc tế thiếu nhi, thì đây là ngày lễ lớn thứ 2 để các em được vui chơi, rước đèn phá cỗ. Vào ngày Tết Trung Thu, người lớn thì uống rượu thưởng trăng, trẻ em thì được xem múa lân, rước đèn ông sao, hát các bài hát về Trung Thu, Chị Hằng, chú Cuội, và cùng nhau phá cỗ. Tuy đây là một phong tục hàng năm, nhưng nguồn gốc của ngày này do đâu mà có và có từ thời gian nào?

 

Sự tích Tết Trung Thu cổ truyền

 

Sau những truyền thyết ly kỳ có phần rùng rợn của tháng 7 âm lịch với các ngày lễ quan trọng lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân cùng những lễ cúng rằm tháng 7 là tết Trung Thu rằm tháng 8 - Tết Đoàn viên. Theo sử sách từ Trung Quốc thì có khá nhiều sự tích kể về Chị Hằng và nguồn gốc của tết Trung Thu. Tuy nhiên, lịch sử sách nước ta, thì sử tích chú Cuội và gốc đa chắc chắn em nhỏ hay người lớn nào cũng được biết. Bởi câu chuyện này đã được đưa vào chương trình sách giáo khóa cho các em học sinh tiểu học. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì Tết Trung Thu là sự tích bắt đầu từ Hằng Nga, Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hòa được lên cung trăng.

 

 

Với truyền thuyết Hằng Nga- Hậu Nghệ thì từ thời xa xưa, trên trời xuất hiện 10 ông mặt trời, chiếu xuống trái đất làm khô cạn hết sông ngòi, mọi vật và sinh linh trên trái đất không thể sống nổi. Vì thế nên một anh hùng tên là Hậu Nghệ đã trèo lên ngọn núi Côn Lôn, dùng nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Để đáp lại chiến công của Hậu Nghệ, Vua Nghiêu đã ban tặng cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn phải một năm sau mới được uống. Hậu Nghệ nghe lời và làm theo, chàng ta mang về nhà và giấu trong bồ thóc. Vào một hôm chàng đi vắng, Hằng Nga vợ chàng mở bồ thóc ra thì thấy một vật tròn sáng lấp lánh. Biết được là linh dược vua ban, nàng đã uống ngay viên thuốc và bắt đầu bay về trời. Với chiếc nỏ thần trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo vợ nhưng bị thần Gió cản lại, để cho nàng tiên nữ xinh đẹp Hằng Nga bay về cung trăng. Vì nhớ nhung vợ nên Hậu Nghệ đã xây một lâu đăì đặt tên là “Dương”, trong khi đó Hằng Nga cũng xây một lâu đài đặt tên là “Âm”. Và cứ mỗi năm một lần, vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch thì mặt trăng luôn thật tròn và sáng để chàng Hậu Nghệ có thể trông thấy được vợ mình.

Truyền thuyết thứ hai về vua đường Minh Hoàng: Theo sử sách ghi rằng, vào một đêm khi cùng uống rượu thưởng nguyệt với các bá quan văn võ, vua Đường ao ước được lên cung trăng một lần. Biết ý vua nên pháp sư – Diệu Pháp đã xin vua làm phép để mang người lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Vua được các vị tiên tiếp rước, bài tiệc đãi đằng, cho hàng trăm tiên nữ múa hát, gảy đàn, gọi là khúc Nghê - Thường vũ y.

Về sau, nhà vua lấy ngày rằm tháng 8 hàng năm để kỷ niệm ngày vua được lên cung trăng, tục ngắm trăng, xem ca múa nhạc dần dần biến thành thú vui chơi đền Trung Thu.

Xem thêm:

14 điều chớ dại làm trong tháng 7 cô hồn - nếu không Quỷ Ma đeo bám - gia đạo gặp nguy

 

Ý nghĩa Tết Trung thu ở Việt Nam

 


Tết Trung Thu diễn ra vào ngày mấy? Tết cổ truyền Trung Thu ở Việt Nam được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 lịch âm hàng năm. Đây là thời gian nhân dân đã thu hoạch xong vụ mùa và đang trong thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị cho vụ thu – đông. Và món ăn đặc trưng nhất trong mùa lễ hội này là bánh trung thu với nhiều hương vị khác nhau, thường được thưởng thức cùng nước trà. 

Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Đoàn Viên. Nhắc đến 2 chữ đoàn viên đã khiến lòng người như ấm lại. Dù trên thực tế nó là tết dành cho thiếu nhi sẽ diễn ra các trò chơi, ca múa hát để trẻ thơ vui trong dịp hè. Nhưng dù có ở nơi đâu, đi làm xa bốn phương khi đến ngày trung thu gia đình đều tụ họp và thưởng thức đêm phá cỗ trông trăng. Với hình ảnh gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bánh trung thu, cùng uống trà và ngắm trăng sáng đó luôn là một hình ảnh đẹp mang nét truyền thống của dân tộc Việt. Chính vì thế Tết Trung Thu trong tâm thức mỗi người nó không còn riêng là tết của thiếu nhi, từ lâu nó đã trở thành ngày đoàn tụ, ngày mà các bậc làm cha mẹ mong ngóng hơn bao giờ hết.

Tết trung thu là thời điểm ngày cho các em thiếu nhi được vui chơi thỏa thích khám phá những trò chơi dân gian để thấy được những nét đẹp truyềnthống mà cha ông ta đã truyền lại từ xưa tới nay. Trong đêm trung thu chẳng thể thiếu được các trò chơi múa lân, múa sư tử, rước đèn ông sao, thả đèn trời và đặc biệt là các chương trình cắm trại hè trên khắp các địa phương cả nước. Đây là một hoạt động thường niên không chỉ có ý nghĩa về mặt truyền thống nó còn tạo ra sân chơi cho các bé thiếu nhi, mà còn là ngày để tưởng nhớ đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Bài viết trên đây đã giúp bạn có thể hiểu được ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu - Rằm Trung Thu. Tết rằm tháng tám đã trở thành một ngày lễ, ngày Tết được chào đón trong năm chỉ đứng sau tết Nguyên Đán. Tết Trung Thu đã trở thành một sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình. Chúc quý bạn có một năm đón trung thu bên gia đình đầm ấm và hạnh phúc.

 

Bài viết thuộc bản quyển của https://phongthuyso.vn/

 

Chuyên gia phong thủy Duy Linh cùng các công sự của mình vẫn luôn không ngừng nghiên cứu tổng hợp đầy đủ và chính xác những thông tin mà khách hàng vẫn đang tìm kiếm về lĩnh vực phong thủy, tử vi, xem ngày. Nếu muốn tư vấn trực tiếp và nhanh nhất, quý bạn hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại 0705 806 666.

Tra cứu lá số tử vi

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Họ và tên:
Giới tính:

BẢNG TRA TỬ VI 2024

Nhập đúng năm sinh âm lịch

Năm sinh:

Xem bói