Ngày Xá Tội Vong Nhân cứu vớt những Oan Hồn Ngạ Quỷ và Tai Ương
Như chúng ta đã biết Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. Vì đó những quan niệm trong Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức, ảnh hưởng rất lớn trong tín ngưỡng người Việt từ xưa đến nay. Mỗi người dân Việt Nam ai cũng đều đã nghe đến khái niệm ngày xá tôi vong nhân là một ngày lễ của Phật giáo đã được du nhập và tồn tại cho đến ngày nay ở Việt Nam. Cứ mỗi khi đến rằm tháng 7 người người lại có những lễ cúng cô hồn. Vậy ngày xá tội vong nhân và lễ cúng cô hồn có liên quan như thế nào với nhau, ý nghĩa của nó là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa ngày xá tội vong nhân
Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân
Theo quan niệm của nhà Phật trong một năm có 3 tiết được gọi là Tam Nguyên có Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Vào tiết Trung Nguyên hay Trung Nguyên Địa Quan Tiết là lễ tiết giữa năm được bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch. Ngoài ra, tiết Trung Nguyên còn được coi là tiết của Quỷ. Tại sao lại có quan niệm như vậy?
Có thể hiểu rằng trong tiết Trung Nguyên diễn ra trong vòng 1 tháng trọn vẹn 30 ngày của tháng 7 âm lịch hay được gọi là tháng cô hồn. Đây là khoảng thời gian dưới âm phủ Diêm Vương sẽ cho mở cửa địa ngục vào ngày mùng 1 tháng 7 để các linh hồn bị giam giữ bấy lâu được thả tự do lên trần gian để nhận được sự cúng tế, bố thí của người trần, giúp họ có được ngày no đủ. Những linh hồn này thường ở kiếp trước họ mắc phải những tội danh lớn nên họ bị đày xuống địa ngục chịu khổ. Khi được trở về với nhân gian thường sẽ quấy rối người trần do đó sinh ra lễ cúng cô hồn, chính là lễ xá tội vong nhân. Ngoài ý nghĩa tránh sự quấy rối của quỷ, của những linh hồn bị giam giữ nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc để nói đến tình thương người với truyền thống của dân tộc.
Xem thêm: #14 điều chớ dại làm trong tháng 7 cô hồn - nếu không Quỷ Ma đeo bám - gia đạo gặp nguy
Bên cạnh đó cũng có những tích truyện về nguồn gốc của ngày xá tội vong nhân. Có thể nói đến tích A Nan Đà và con quỷ miệng lửa. Chuyện kể rằng vào một buổi tối khi A Nan Đà ngồi trong tịch thất thì xuất hiện con quỷ miệng lửa nói với A Nan rằng 3 ngày sau A Nan sẽ chết. Trước lời nói của Quỷ khiến A Nan sợ hãi đã bảo quỷ bày cho cách để hóa giải nạn này. Quỷ đã nói với A Nan rằng: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà chúng tôi đây cũng được sanh về cõi trên”. Ngày xá tội vong nhân ra đời từ đây, hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 7 người trần thường cúng gạo, muối cháo cho các linh hồn quỷ lai vãng và tránh sự quấy phá từ chúng. Và người ta đồn rằng, tháng cô hồn không nên cắt tóc - nhất là các bà bầu.
Ngày xá tội vong nhân còn có một quan niệm khác về nguồn gốc ra đời. Câu chuyện kể rằng những linh hồn quỷ thường hay quấy phá khiến cho người trần không thể làm ăn nổi. Bởi đó họ đã kêu lên Đức Phật nhờ ngài giúp đỡ. Trước sự quấy nhiễu thường xuyên khiến nhân dân khổ sở Đức Phật đã đưa ra biện pháp giúp con người là đày lu quỷ xuống địa ngục. Nhưng bản tính lương thiện, thương người của nhà Phật đã cho những linh hồn quỷ bị giam giữ một năm sẽ được lên trần gian một lần vào mỗi dịp rằm tháng 7. Bởi thế vào những ngày này người trên dân gian thường cũng gạo, muối để bố thí cho chúng.
Đến đây đã giúp quý bạn hiểu được ngày xá tội vong nhân là gì và nó được xuất phát từ đâu. Hàng năm đến ngày này cần phải thận trọng lưu ý, không nên đi ra ngoài vào đêm muộn để tránh bị quấy nhiễu. Và cũng phải nhớ và biết các ngày lễ trong tháng 7 Cô Hồn có là những ngày nào để không bị Oan Hồn đeo bám!
Bài viết liên quan:
Giật cô Hồn là gì - Giựt cô hồn có phải là cướp đồ của ma không?
Ngày xá tội vong nhân chính xác là ngày nào?
Như đã biết, tháng 7 âm lịch được coi là tháng cô hồn, và dân gian có câu nói “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”. Ngày xá tội vong nhân được quy định vào ngày rằm tháng 7. Nhưng nhiều người lại quan niệm nó phải là ngày làm lễ cúng cô hồn. Thực chất việc cúng cô hồn được du nhập từ Trung Quốc về Việt Nam họ thường làm lễ vào ngày rằm tháng 7. Nhưng đối với người Việt Nam có khác đôi chút. Vì ngày mở cửa Địa Ngục - Quỷ Môn quan bắt đầu từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch diễn ra đến 12h đêm ngày 14 tháng 7 bởi đó người dân Việt Nam có những người không chờ đến ngày rằm mà có thể cúng trước nhưng vẫn trong khoảng thời gian nửa đầu tháng 7 để tránh sự quấy rối của những linh hồn Quỷ.
Có thể hiểu được rằng ngày xá tội vong nhân chính là ngày rằm tháng 7. Nhưng trên thực tế vào ngày rằm tháng 7 cũng diễn là ngày đại lễ vu lan cùng là xuất phát từ giáo lý nhà Phật. Vì đó mà rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai lễ này. Lễ vu lan là để tưởng nhớ đến công ơn, nuôi dưỡng của các đấng sinh thành ở mọi kiếp. Vì đó cần phải phân biệt được 2 ngày lễ này để tránh nhầm lẫn khi tiến hành cúng lễ.
Qua bài viết này phong thủy số đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày xá tội vong nhân nhân là gì, nó có nguồn gốc từ đâu và ngày xá tội vong nhân wiki có ý nghĩa gì. Có thể thấy ngày này mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện được truyền thống, giáo lý, từ bi của con người Việt Nam từ xưa đến nay.
Tra cứu lá số tử vi
Nhập đúng năm sinh âm lịch
BẢNG TRA TỬ VI 2025
Nhập đúng năm sinh âm lịch
Xem bói
Tin tức tổng hợp
TIN TỨC Tử vi năm 2024
-
Luận Đoán Tử Vi Tuổi Dần Năm 2025 Nam - Nữ Mạng #Chi TiếtDự đoán vận hạn tử vi tuổi Dần năm 2025 trên các phương diện Tài Lộc, Sự Nghiệp, Tình Cảm Gia Đạo, Sức Khỏe của những người tuổi Dần sinh…